Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Đầu tư vào Đông Nam Á hấp dẫn hơn Trung Quốc

Đầu tư vào Đông Nam Á hấp dẫn hơn Trung Quốc

Đầu tư vào Đông Nam Á hấp dẫn hơn Trung Quốc Với điều kiện thuận lợi về lao động, chi phí, thị trường, các nước Đông Nam Á đang mở ra cơ hội kiếm lời hấp dẫn cho các công ty đa quốc gia.
  • Nokia chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam

Các nước Đông Nam Á không hoàn hảo nếu tính riêng lẻ, nhưng kết hợp lại, đây là khu vực rất hấp dẫn với các công ty đa quốc gia. Theo giới phân tích, ASEAN có cơ cấu dân số đa dạng, nguồn lao động dồi dào, năng suất sản xuất đang được cải thiện, giáo dục – đào tạo được chú trọng và ngày càng hội nhập với thị trường quốc tế.

Trong khi đó, Trung Quốc đang phát triển chậm lại với tốc độ 7,5%, từ trung bình 13% mỗi năm từ thập niên 90. Lương tăng với tốc độ 2 chữ số cũng làm giảm lợi thế nhân công rẻ trước đây. Chi phí bất động sản, điện-nước và cả thuế doanh nghiệp cũng đang tăng đáng kể.

Singapore-2850-1409826409.jpg

Singapore đang thu hút đầu tư từ nhiều công ty tại Mỹ và châu Âu. Ảnh: Bloomberg

Trung Quốc sẽ vẫn là công xưởng của thế giới và là thị trường quan trọng với các công ty. Nhưng cái thời hàng hóa nào cũng có mác "Made in China" đã chấm dứt. Khi thị trường toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp, đã đến lúc các hãng sản xuất mở rộng tầm nhìn ra toàn cầu.

Dân số ASEAN hiện là 600 triệu người và vẫn đang tăng nhanh. Năm 2013, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào 5 nền kinh tế lớn nhất khu vực lần đầu tiên vượt Trung Quốc (128,4 tỷ USD so với 117,6 tỷ USD).

Nếu gộp làm một quốc gia, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới với GDP 2.400 tỷ USD. Đây cũng hiện là khu vực xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới, đóng góp 7% kim ngạch toàn cầu toàn cầu. Các sản phẩm xuất khẩu cũng rất đa dạng. Thái Lan là nước đứng đầu về xuất khẩu phương tiện và phụ tùng ôtô. Philippines có ngành công nghiệp thuê ngoài rất phát triển, trong khi Việt Nam mạnh về thời trang và dệt may.

Các hãng sản xuất từ Mỹ đến châu Âu đều đang tìm cách chuyển sản xuất đến gần thị trường tiêu dùng châu Á lớn mạnh. Hãng dược phẩm Mỹ - Abbvie sẽ đầu tư 320 triệu USD xây nhà máy đầu tiên ở châu Á tại Singapore. Hai đại gia thiết bị năng lượng - Halliburton và Schlumberger cũng đang làm việc với Chính phủ Singapore để nâng cao năng lực các nhà cung cấp nội địa.

Sản xuất tại Malaysia - nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN cũng đang bùng nổ với ngành ôtô, chất bán dẫn, thiết bị điện tử và tàu thuyền. Tăng trưởng các ngành này dự kiến đạt 20-30% năm 2014. Hãng chocolate Hershey cũng đang xây một nhà máy 250 triệu USD tại Malaysia. Đây là khoản đầu tư lớn nhất ở châu Á của họ cho đến nay.

Tuy vậy, theo Forbes, ASEAN vẫn còn rất nhiều thách thức cần giải quyết, trong đó có phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng lao động. Những trở ngại khác gồm bất ổn chính trị, thảm họa thiên nhiên, cơ sở vật chất nghèo nàn và nguồn điện không ổn định.

Thiều Linh

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét