Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

2 đại gia tranh mua Vinamotor trong thương vụ 1.250 tỷ đồng

2 đại gia tranh mua Vinamotor trong thương vụ 1.250 tỷ đồng

2 đại gia tranh mua Vinamotor trong thương vụ 1.250 tỷ đồng
Các doanh nghiệp có lĩnh vực cốt lõi trong ngành ôtô, cùng đăng ký kinh doanh tại quận Tây Hồ (Hà Nội) đều mong muốn sở hữu 98% cổ phần tại Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố các nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia phiên đấu giá 85,6 triệu cổ phần (97,7% vốn) của Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor) sẽ diễn ra ngày 11/1 tới. Đây là số cổ phần mà Bộ Giao thông vận tải mong muốn thoái theo chủ trương cổ phần hóa Vinamotor.
2-dai-gia-tranh-mua-vinamotor-trong-thuong-vu-1250-ty-dong
Phiên đấu giá 97,7% cổ phần của Vinamotor sẽ diễn ra vào ngày 1/11 tới đây. Ảnh: Vinamotor

Theo HNX, chỉ có 2 nhà đầu tư ống luồn dây điện Sino giá rẻ đủ điều kiện tham gia là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam và Công ty cổ phần Phát triển TN.
Motor N.A được thành lập năm 2005, địa chỉ tại quận Tây Hồ, Hà Nội và ngành nghề kinh doanh chính là đại lý ôtô, xe máy, bất động sản. Hiện công ty đang quản lý trực tiếp đại lý ôtô Tây Hồ rộng gần 6.000 m2. Với tiềm lực tài chính và kinh nghiệm 10 năm phân phối cho các hãng xe lớn trên thế giới, Motor N.A cam kết đưa Vinamotor thành nhà sản xuất, phân phối ôtô hàng đầu Việt Nam.
Theo thông tin công bố, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Tuy vậy, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2015 khá khiêm tốn (8,4 tỷ đồng), trong khi cả năm 2014 cũng chỉ đạt 1,2 tỷ đồng.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Phát triển TN được thành lập năm 2002, cũng có địa chỉ tại quận Tây Hồ. Doanh nghiệp này hoạt động đa ngành nghề nhưng lĩnh vực cốt lõi vẫn là bán buôn các loại ôtô, xe máy, hàng tiêu dùng, vận tải hành khách đường bộ. Ngoài ra, công ty cũng kinh doanh bất động sản, nhà hàng và dịch vụ lưu trú…
TN cho biết mục đích của việc mua Vinamotor là đầu tư tài chính và phát triển kinh doanh. Nguồn tiền dùng để mua là vốn tự có của doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 6, công ty có vốn điều lệ 1.223 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 230 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2014 cũng chỉ đạt 783 triệu đồng.
Với giá khởi điểm là 14.612 đồng một cổ phần, hai công ty này phải chi tối thiểu 1.250 tỷ đồng để sở hữu Vinamotor. Trước đó, từng có nhiều đại gia đánh tiếng mua lại Vinamotor như Công ty Ôtô TMT, Công ty Đầu tư và phát triển Sacom... song đều bỏ cuộc vì quy định đấu giá cổ phần của Vinamotor khá khắt khe. Theo đó, điều kiện mà phía Bộ Giao thông đưa ra là đơn vị tham gia đấu giá phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 926 tỷ đồng, không có lỗ lũy kế và cam kết không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm.
Vinamotor được cổ phần hóa từ năm 2014, với vốn điều lệ 876 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp ôtô: Sản xuất xe động cơ, thân xe, rơ-moóc và bán rơ-moóc, phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe, môtô, xe máy...
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp ống luồn dây điện Sino trong nước, kết quả kinh doanh của Vinamotor có sự tăng trưởng nhất định. Năm 2014, tổng doanh thu của công ty đạt 1.709 tỷ đồng, tăng 32% so với 2013. Lợi nhuận sau thuế đạt 165 tỷ đồng, tăng 11 lần cùng kỳ. 
Tổng tài sản của doanh nghiệp khi đó đạt 1.854 tỷ đồng, giảm 15,5% so với đầu năm, trong khi nợ phải trả đạt 768 tỷ đồng (nợ ngắn hạn 644 tỷ). Hiện Vinamotor cũng đang sở hữu 6,5 triệu cổ phần, tương ứng 21,8% vốn điều lệ của Công ty ôtô TMT.
Bạch Dương

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét