Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Hà Nội, TP HCM bị phê bình vì chậm cổ phần hóa doanh nghiệp

Hà Nội, TP HCM bị phê bình vì chậm cổ phần hóa doanh nghiệp

Hà Nội, TP HCM bị phê bình vì chậm cổ phần hóa doanh nghiệp
Sự chậm trễ trong việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tại 2 địa phương khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không hài lòng.
  • Thủ tướng yêu cầu thay sếp doanh nghiệp không chịu cổ phần hóa

Chủ đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước một lần nữa được các thành viên Chính phủ dành nhiều thời gian bàn thảo trong phiên họp thường kỳ tháng 2. Trước đó chỉ vài ngày, cuộc làm việc hàng năm giữa Thủ tướng và các tập đoàn, tổng công ty chỉ dành riêng để để nói về câu chuyện tái cơ cấu.
Đánh giá tại phiên họp Chính phủ ngày 28/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chủ trương cổ phần hóa, kể từ khi thực hiện, đã có những bước đi dài. Từ chỗ 12.000 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đến nay con số đó chỉ còn 432. "Kinh nghiệm thực tế của Vinamilk hiện Nhà nước chỉ nắm 40% cổ phần nhưng giá trị tăng lên 4 tỷ USD, thương hiệu vẫn là Vinamilk và vẫn chi phối thị trường sữa. Các doanh nghiệp khác cũng phải làm như thế", Thủ tướng dẫn chứng.
BAC0662-4800-1393592101.jpg
Thủ tướng đề nghị Bộ Công thương sớm trình thêm các phương án cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Ảnh: VGP.
Tuy vậy, người đứng đầu Chính phru cũng không hài lòng khi nhiều bộ ngành, địa phương gần như chưa "nhúc nhích" khi triển khai nhiệm vụ này. "Hà Nội 3 năm chỉ cổ phần hóa được 3 trong số 52 doanh nghiệp, còn TP HCM, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì chưa cổ phần được doanh nghiệp nào", ông phê bình.
Thủ tướng nhấn mạnh, cổ phần hóa làm cho doanh nghiệp điện công nghiệp nhà nước hiệu quả hơn, ít tham nhũng và góp phần cho kinh tế nhà nước thể hiện vai trò, tạo môi trường kinh doanh đầy đủ. Hà Nội và TP HCM là hai đầu tàu của cả nước, vì thế phải có những bước đi đột phá. Trong thời gian tới, ông đề nghị Bộ trưởng Công Thương mạnh dạn trình thêm các phương án cổ phần hóa, tiến tới niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cũng nhận định hiện là thời điểm cần quyết liệt thực hiện cổ phần hóa. "Có một số doanh nghiệp về lý thuyết Nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối, thậm chí không cần tham gia nắm giữ cổ phần. Song, có một số thương hiệu đã có uy tín thì việc bán cổ phần và giữ thương hiệu như thế nào thì cần bàn tính", ông Hoàng nói.
Ngoài chủ đề cổ phần hóa, phiên họp tháng 2 của Chính phủ cũng ghi nhận một thông tin đáng chú ý từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Nguyễn Văn Bình. Theo đó, lần đầu tiên trong 10 năm qua, thanh khoản hệ thống ngân hàng được đảm bảo trong dịp Tết. Những năm trước, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên phải tái cấp vốn cho các nhà băng thương mại.
Cũng trong tháng một, Ngân hàng Nhà nước vừa hút ngoại tệ vừa cung ứng một lượng tiền mặt lên tới 150.000 tỷ ra nền kinh tế. Tiền gửi giảm mạnh trong khoảng thời gian này nhưng đã quay trở lại trong tháng 2 với tổng huy động tăng 0,83%, tín dụng giảm 1,6%.
Hai tháng đầu năm, việc phát hành trái phiếu chính phủ đạt hơn 55.700 tỷ đồng, con số được Thống đốc đánh giá là "rất cao". Tuy nhiên, điều đáng nói số tiền này không được giải ngân cho các dự án, thay vào đó lại nằm "chết cứng" trong các ngân hàng chỉ để hưởng lãi suất huy động.
"Ngân hàng Nhà nước rất mong đẩy nhanh giải ngân nếu không số tiền này lại quay lại vòng luẩn quẩn, trở lại hệ thống ngân hàng đe dọa thanh khoản", ông Bình lo ngại, đồng thời cho rằng, kho bạc chỉ nên duy trì số dư khoảng 20.000-25.000 tỷ đồng mang tính chất gối đầu.
Ở khía cạnh ngược lại, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đề nghị sớm bung vốn ra từ đầu đối với lĩnh vực thiết bị điện công nghiệp năm thay vì dồn vào 6 tháng cuối năm, là mùa mưa, không thuận lợi cho các công trình. Trong tổng số hơn 10.000 tỷ đồng cần bố trí cho các dự án lớn như cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Thịnh… thì ngành giao thông chỉ mới được bố trí được hơn 2.000 tỷ.
"Đề nghị Thủ tướng quyết sớm, giao đủ vốn để hoàn thành sớm các công trình lớn", ông Thăng nói.
Chia sẻ với Bộ trưởng Thăng, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, chi cho xây dựng cơ bản thời gian qua thấp, nhiều công trình hoàn thành rồi vẫn không có vốn. Ông đề nghị, một mặt tiếp tục huy động vốn trái phiếu Chính phủ, một mặt Bộ Tài chính rà soát lại ngân sách 2013 để nhanh chóng giải quyết chi tiêu mà không chờ đến hạn quyết toán vào tháng 5/2014.
Nguyễn Hưng

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét