Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Chuyển hướng xuất khẩu rau quả để giảm lệ thuộc Trung Quốc

Chuyển hướng xuất khẩu rau quả để giảm lệ thuộc Trung Quốc

Chuyển hướng xuất khẩu rau quả để giảm lệ thuộc Trung Quốc
Tuy là thị trường lớn của nông phẩm Việt Nam nhưng do tính ổn định không cao nên nhiều doanh nghiệp đã tìm đường xuất hàng sang các nước khác, ngoài Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ...
  • Xuất khẩu nông sản giảm 160 triệu đôla / Doanh nhân gốc Việt kinh doanh nông sản ở Bờ Biển Ngà
Những năm gần đây, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản quan trọng của Việt Nam bởi dễ tính và không yêu cầu cao về chất lượng. Tuy nhiên, đa phần các mặt hàng qua đường tiểu ngạch, luôn tiềm ẩn những rủi ro đối với thương nhân. Cùng với đó, sự lệ thuộc lớn vào một thị trường không ổn định như Trung Quốc đã khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu bắt đầu bị ảnh hưởng, buộc phải tìm giải pháp chuyển hướng.
nongsan-5208-1402021433.jpg
Rau quả Việt Nam đã mở được khá nhiều thị trường khó tính để tránh lệ thuộc vào Trung Quốc.
Ông Trần Hữu Danh, giám đốc công ty TNHH Long Việt (Tiền Giang) chuyên xuất khẩu mặt hàng thanh long đi Trung Quốc tâm sự: "Các mối xuất hàng thanh long của chúng tôi hiện đã rút hết về nước, vì lo ngại tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Do vậy chúng tôi phải tính toán giảm lượng hàng xuất khẩu sang quốc gia này và tạm chuyển hướng tới thị trường Hong Kong, Thái Lan, Indonesia, Malaysia…". Theo ông Danh, hiện bình quân mỗi ngày doanh nghiệp xuất khoảng 3 container thanh long.
Ông Trần Ngọc Hiệp, giám đốc công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu (Bình Thuận) cũng cho biết, khoảng 80% lượng hàng thanh long của đơn vị xuất sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian qua thị trường chỉ còn vài phần trăm, doanh nghiệp ông đã chuyển hướng, 60% lượng hàng xuất sang châu Âu, Ấn Độ có giá trị cao hơn nhiều.
Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) Nguyễn Văn Kỳ cho biết: "Có một số hội viên của Vinafruit đang tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc thị trường Trung Quốc bằng cách xuất thêm nhiều loại trái cây tươi mới".
Nếu như trước đây chỉ xuất khẩu thanh long thì nay họ đã tìm thêm thị trường cho bưởi, hiệu quả mang lại cao và giảm được rủi ro. Gần đây, nhiều thị trường khó tính bắt đầu mở cửa, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước tập trung thu mua thanh long xuất sang New Zealand, xoài đưa đi Hàn Quốc, chôm chôm và vải sang Mỹ...
Ông Kỳ đánh giá ngành rau quả Việt Nam đang có những chiến lược đa dạng hóa thị trường và sản phẩm, chú trọng về chất lượng, bảo quản tốt, đều được xử lý bằng công nghệ chiếu xạ, kiểm dịch... nên đủ điều kiện để xuất khẩu vào thị trường khó tính. Đây là một thuận lợi để rau quả trong nước thoát ra sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Theo Vinafruit, kim ngạch xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2014 đạt 351 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm hơn 32% thị phần. Theo các chuyên gia, làm ăn với thị trường này buộc doanh nghiệp phải có hợp đồng, chứng từ rõ ràng, thanh toán qua ngân hàng, tìm hiểu kỹ đối tác, đầu ra…
Để giảm rủi ro, doanh nghiệp Việt phải có chiến lược tiếp cận bài bản như tổ chức lại hạ tầng vận chuyển, đầu tư xây dựng các kho ngoại quan tại cảng lớn như Hải Phòng và cửa khẩu Quảng Ninh, Lạng Sơn để lưu trữ chứ không chở ra xếp hàng chờ bán như trước đây. Đồng thời, cần có chiến lược khai thác các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông, châu Phi…
Tiến sĩ Lương Ngọc Trung Lập, Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) cho biết: "Đến nay thị trường Trung Quốc vẫn là chủ lực của trái cây Việt Nam. Tuy nhiên, chủ yếu ta xuất khẩu theo đường tiểu ngạch. Trước tình hình hiện nay, một số doanh nghiệp xuất hàng sang thị trường này đang lo ngại".
Theo ông Lập, năm 2013 trái thanh long Việt Nam đã có mặt ở hơn 30 quốc gia, mở được gần hết thị trường khó tính, vấn đề còn lại là phải sản xuất bài bản, bền vững... để giữ được lâu dài.
(theo NNVN)

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét