Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Công ty tư nhân không cần tách bạch chức danh Chủ tịch và CEO

Công ty tư nhân không cần tách bạch chức danh Chủ tịch và CEO

Công ty tư nhân không cần tách bạch chức danh Chủ tịch và CEO
Tại các công ty tư nhân, công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm người điều hành để quản lý tốt hơn nguồn vốn doanh nghiệp, theo quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
  • Phó thủ tướng: Cần cơ chế quản lý riêng cho doanh nghiệp Nhà nước / Thay lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước nếu chậm cổ phần hóa

Trên sàn chứng khoán Việt Nam, nhiều doanh nghiệp niêm yết lớn như Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), Cơ Điện lạnh (REE), Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)... đang có Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Việc người nắm quyền sở hữu đồng thời quản lý doanh nghiệp khiến nhiều ý kiến cho rằng nên có sự tách bạch rõ ràng để Hội đồng quản trị toàn tâm toàn ý bảo vệ lợi ích của cổ đông, giám sát ban điều hành và thực hiện tốt công tác quản trị.
ngdinhcung2-2218-1395808919.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung cho rằngphải tăng cường giám sát từ bên ngoài với doanh nghiệp. Ảnh: T.L
Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) nhận định việc Chủ tịch công ty đồng hồ đo điện kiêm nhiệm công việc điều hành là điều phổ biến trên thế giới. "Công ty niêm yết về căn bản vẫn là công ty gia đình hoặc do nhiều cá nhân là bạn bè cùng hùn vốn với nhau, do vậy cổ đông lớn chủ yếu vẫn là người điều hành trực tiếp công ty", ông nói. Do đó, vị chuyên gia này nhấn mạnh "không nên quá khắt khe" với trường hợp công ty niêm yết có chủ sở hữu cũng là người điều hành bởi "tiền của ai thì người đó sẽ quản lý, điều hành tốt hơn".
Hiện Luật Doanh nghiệp 2005 không cấm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành. Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi mới đây cũng chỉ rõ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, điều lệ công ty có quy định khác.
Song, để lường trước khả năng cổ đông lớn lạm dụng quyền lực gây hại đến các cổ đông nhỏ lẻ, lãnh đạo CIEM khuyến nghị phải tăng hiệu lực giám sát từ bên ngoài, thông qua minh bạch, công khai hóa thông tin và có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước, Ủy ban chứng khoán.
Riêng doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có cổ phần Nhà nước chi phối, các chuyên gia khuyến nghị việc giám sát sẽ cần chặt chẽ hơn, khi khu vực này đang nắm những nguồn lực quan trọng của quốc gia (đóng góp 32% GDP).
Theo tiến sĩ Đinh Tuấn Minh, cần tách bạch vai trò chủ sở hữu và vai trò quản lý trong khu vực này, trong đó người đại diện vốn chủ sở hữu là quản giám của Nhà nước, còn người điều hành sẽ được hưởng lợi ích theo cơ chế thị trường. Trách nhiệm của người quản giám là phải thu vén bảo tồn vốn, định hướng phát triển doanh nghiệp Nhà nước theo tiêu chí mà công ty quản lý vốn đề ra. Và để đảm bảo thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp Nhà nước làm việc vì lợi ích quốc gia thì các chi phí, bao gồm lương và thưởng phải được công khai.
Tiến sĩ Phạm Hồng Chương - trường Đại học Kinh tế quốc dân nhận xét có một số cách đảm báo tính độc lập cho Hội đồng quản trị như yêu cầu phải có các thành viên kiêm nhiệm từ khu vực tư nhân hoặc khu vực phi lợi nhuận nhằm giám sát các thành viên đại diện vốn Nhà nước. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến việc lựa chọn, đề cử thành viên Hội đồng quản trị đủ tiêu chuẩn, phân công nhiệm vụ hợp lý cho các thành viên và thành lập các quy định quy trình, chế độ làm việc chặt chẽ.
Tại cuộc họp mới đây tại Bộ Kế hoạch & Đầu tư về sửa đổi Luật Doanh nghiệp, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung cũng phản ánh hiện nay vẫn có tình trạng doanh nghiệp Nhà nước công bố thông tin không theo các chuẩn mực, thậm chí tránh công bố. Do vậy, ông đề xuất các doanh nghiệp Nhà nước cũng phải tuân theo các chuẩn mực của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. "Khi thông tin được niêm yết, có sự giám sát của người dân, doanh nghiệp đồng hồ đo điện tại đây sẽ khó che dấu thông tin hơn", vị này cho biết.
Hiện nay cả nước có khoảng 1.000 doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, trong đó có 8 tập đoàn, còn lại là các Tổng công ty. Đến năm 2012, khu vực Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế khi đóng góp gần một phần ba GDP cả nước và hiện diện hầu hết trong các ngành kinh tế và thống lĩnh nhiều phân khúc thị trường quan trọng như viễn thông, bảo hiểm, cung cấp nước, điện, khí đốt, khai thác dầu, xi măng...
Huyền Thư

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét