Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Nông dân đổi đời từ rừng keo, cao su

Nông dân đổi đời từ rừng keo, cao su

Nông dân đổi đời từ rừng keo, cao su
Từ số vốn ít ỏi ban đầu, nhờ nghề rừng, anh Nguyễn Thanh Sơn (Quảng Trị) đến nay đã có trong tay cả chục tỷ đồng. Nhiều hộ dân Thừa Thiên Huế cũng đổi đời từ nghề này.
  • Làm giàu từ trồng dâu tây Nhật Bản / Bà chủ thủy sản mê làm giàu từ cây chùm ngây
caosu2-3505-1396257372.jpg
Rừng keo 50ha mang về cho ông Đoàn Trọng Phúc lợi nhuận 300 triệu mỗi năm. Ảnh: Anh Quân

Nằm giữa vùng núi phía tây Thừa Thiên Huế, cuộc sống của người nông dân huyện Nam Đông từ lâu đã gắn với nghề rừng. Địa hình và khí hậu không phù hợp với cây lúa, vô tình đã khiến người dân nơi đây đến với cây keo (tràm), cây cao su và làm giàu từ nó.
Trồng 10ha keo, mỗi năm gia đình ông Đoàn Trong Phúc (xã Hương Lộc) thu về khoảng 400 triệu đồng từ tiền bán gỗ và các sản phẩm thiết bị điện dân dụng khác. Trừ chi phí, lời lãi lên tới 300 triệu đồng, chưa kể khoản thu khoảng 100 triệu từ 4ha cao su.
Người nông dân này tâm sự khi mới làm rừng năm 1996, ông không mấy thành công. Phải đến năm 2003, khi mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô thành lâm trường, ông mới bắt đầu có lãi ổn định. Số tiền vay ban đầu chỉ 30 triệu đồng, nay lên tới cả trăm triệu mỗi vụ. "Tôi vay ngân hàng để trả chi phí giống, phân và thu hoạch, sau khi bán sản phẩm thì trả luôn", người nông dân 60 tuổi cho biết và "khoe" mình cũng có một khoản tiền kha khá gửi ở nhà băng.
Chia sẻ thêm về nghề rừng ở địa phương, Ngô Văn Chiến - Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên lại vô tình trao cho người dân trong huyện cơ hội làm giàu. Đến nay, cao su và keo đã mang về cho các hộ trong huyện khoản doanh thu 165 tỷ đồng mỗi năm.
"Năm 2010 thu nhập bình quân cả huyện dưới 10 triệu đồng mỗi người, nay đạt 18 triệu đồng, riêng các xã kinh tế mới là 24 triệu đồng, xã dân tộc 14 triệu đồng", ông Chiến cho biết. Mức thu nhập cao nhất huyện từng ghi nhận đối với một hộ trồng rừng là 500 triệu đồng mỗi năm.
caosu1-8605-1396257372.jpg
Cây cao su đóng góp không nhỏ trong kinh tế rừng của các hộ nông dân ở những xã miền núi miền Trung. Ảnh: Anh Quân
Cách Nam Đông khoảng 170 km về phía Bắc, huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) cũng bao phủ phần lớn diện tích là đất rừng. Cao su và keo trở thành "mỏ vàng" cho những hộ dân nơi đây. Anh Nguyễn Thanh Sơn, một người dân sinh ra tại xã Vĩnh Long (huyện Vĩnh Linh) đã có trong tay tài sản hơn chục tỷ đồng nhờ nghề này.
"Ba mẹ sinh ra đã thích rừng. Từ năm 15 tuổi tôi theo đuổi đam mê, bắt đầu bằng việc buôn gỗ", anh chia sẻ. Sinh ra và lớn lên trong ra đình nghèo, Nguyễn Thanh Sơn phải bỏ học giữa chừng. Với số vốn 2 chỉ vàng em gái đưa cho từ năm 1998, đến 2002 anh Nguyễn Thanh Sơn tích cóp đủ tiền để tự mua 5ha đất rồi vay vốn ngân hàng, mở rộng quy mô điện dân dụng, thu mua đất rừng của các hộ khác.
Trong tay anh lúc này là 31ha cao su tại xã Vĩnh Sơn, 12ha tại Vĩnh Khê, 13ha tại Vĩnh Long, chưa kể hơn chục ha trồng keo. Số diện tích keo, cao su đang cho thu hoạch đóng góp 300 triệu trong tổng doanh thu 1,5 tỷ đồng mỗi năm của gia đình anh Sơn, chưa kể khoản tiền từ một nhà hàng do vợ anh quản lý.
"Ngoài trồng rừng, tôi có xe cơ giới để làm thuê cho các lâm trường khác, mang về thu nhập không nhỏ. Sau khi trừ mọi chi phí, một năm lợi nhuận khoảng 300-400 triệu đồng", anh nói. Hiện anh thuê 7 nhân công cố định, trả lương hàng tháng 6 triệu đồng một người. Đến mùa thu hoạch, con số này có thể tăng lên tới 100 người trong một thời điểm, thu nhập của người lao động được trả theo năng xuất.
Theo ông Lê Trung Nhân, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam (Agribank) chi nhánh Vĩnh Linh, ước tính tổng tài sản của anh Nguyễn Thanh Sơn lúc này khoảng 15 tỷ đồng. Agribank Vĩnh Linh đang cho anh vay 3 tỷ đồng để phục vụ sản xuất. "Số tiền này dự tính trong năm nay tôi sẽ trả xong", anh Sơn cho biết.
Anh Quân

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét