Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Những bí ẩn quanh lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Những bí ẩn quanh lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Những bí ẩn quanh lăng mộ Tần Thủy Hoàng Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, cho đến nay vẫn là thách thức vĩ đại nhất đối với các nhà khảo cổ học.
  • Chuyện xoay quanh ngôi mộ của Chúa ở làng Shingo  /  Lăng mộ Quận công hoang vắng ở ngoại ô Hà Nội

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở phía bắc núi Lý Sơn, thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), cách Tây An 50 km về phía đông. Bao quanh lăng mộ là núi Linh Sơn và sông Vỹ, được coi như  "đế thủy" với thế đất hình con rồng. Lăng mộ được xây ở vị trí chính giữa mắt rồng, tương truyền rất linh thiêng với nhiều câu chuyện chưa được vén màn bí mật.

Đội quân bằng đất nung

Xuyên suốt 4 thập kỷ, các nhà khảo cổ đã khám phá được nhiều di tích tại lăng mộ, nhưng ấn tượng nhất phải kể đến hơn 2.000 binh sĩ bằng đất nung. Mỗi bức tượng mang một gương mặt với cảm xúc khác nhau. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được lời lý giải hợp lý cho sự khác nhau này.

nhung-bi-n-quanh-lang-mo-tan-thuy-hoang

Mỗi tướng sĩ đất nung lại mang một sắc thái cảm xúc khác nhau. Ảnh: China Focus Travel.

Tuy nhiên, theo như dự đoán vẫn còn khoảng 4.000 – 6.000 tượng đất chưa được khai quật. Romey, một nhà khảo cổ học người Mỹ đã phải thốt lên rằng: "Những gì thời đại Tần Thủy Hoàng làm được thật ngoài sức tưởng tượng". Dù rất muốn tiếp tục nghiên cứu, các nhà khảo cổ vẫn phải dừng công việc lại bởi những bức tượng đều đã hơn 2.000 năm tuổi, nên khi đem ra ngoài gặp ánh sáng sẽ bị phai màu và mục nát chỉ trong một thời gian ngắn. Trong thời gian tới, nếu như khoa học kỹ thuật phát triển và hiện đại hơn, đội khảo cổ dự kiến sẽ sử dụng robot thay thế để tiến vào sâu bên trong lăng mộ, giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa và những bí mật sẽ sớm có lời giải đáp.

Ngoài những binh sĩ bằng đất nung, người ta còn tìm thấy tượng của quân sư, quan lại, nhạc công, thậm chí cả động vật… tạo thành một thế giới hoàn hảo cho Tần Thủy Hoàng trị vì ở thế giới bên kia. Tuy nhiên đến nay phần mộ chính của Tần Thủy Hoàng vẫn là một dấu hỏi lớn, bởi chưa ai có thể khẳng định liệu lăng mộ Tần vương có thực sự nằm ở trung tâm khu mộ hay không.

Cạm bẫy chết người hay lời nguyền cho kẻ xâm phạm

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được thiết kế không có cửa ra vào nhưng bất khả xâm phạm với vô số mũi tên tự động bắn ra khi có kẻ tiếp cận. Hệ thống bẫy rập rắc rối và bí ẩn bên trong lăng mộ, cùng với hàng nghìn "kình nỏ" bao quanh với lực sát thương rất lớn, có thể lấy mạng bất cứ kẻ nào xâm nhập. Theo ước tính của các nhà khảo cổ phương Tây, loại nỏ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có tầm bắn lớn hơn 800 mét, sức căng lên tới hơn 350 kg và tự động vận hành.

nhung-bi-n-quanh-lang-mo-tan-thuy-hoang-1

Chiếc kình nỏ 2.200 năm tuổi canh gác lăng mộ. Ảnh: Chinatours.

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ cũng phát hiện được những dấu vết của kẻ xâm phạm và vết tích bị thiêu trên nền đất.

Dòng sông thủy ngân

Có rất nhiều suy đoán xoay quanh dòng sông thủy ngân. Một số người cho rằng nó có khả năng chặn đứng những kẻ có âm mưu cướp mộ - vốn luôn khát khao chiếm đoạt kho báu của nhà vua. Số khác lại cho rằng đó là sự mô phỏng hai con sông lớn Trường Giang và Hoàng Hà. Tuy nhiên ý kiến được nhiều nhà khảo cổ học tán đồng hơn cả là dòng sông biểu hiện cho tham vọng trường sinh của nhà vua.

Tương truyền Tần Thủy Hoàng có khát vọng đến mức điên cuồng với trường sinh bất lão. Trong một lần tình cờ, Tần vương đọc được một tài liệu cổ nói về thuốc trường sinh - thủy ngân lỏng. Ngay lập tức, ông phái người đi khắp mọi nơi để tìm thủy ngân về.

nhung-bi-n-quanh-lang-mo-tan-thuy-hoang-2

Đội quân đất nung trong lăng mộ nhiều điều bí ẩn. Ảnh: huashanly.

Trong cuốn sử ký của Tư Mã Thiên, ra đời gần 100 năm sau ngày mất của Tần vương, Tư Mã Thiên viết rằng có hơn 700.000 người được huy động để đào hầm xuyên qua 3 con sông, với một bộ máy có khả năng khiến cho dòng sông thủy ngân này luôn chảy. Tuy nhiên điều này đến nay vẫn chỉ là suy đoán bởi thủy ngân ở đây có nồng độ rất cao, nếu cố gắng khai quật sẽ gây sạt lở khu vực xung quanh, thậm chí khiến chất lỏng thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Và liệu thủy ngân có phải là nguyên nhân gây ra cái chết của Tần vương hay không, câu trả lời vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Xem thêm Lăng mộ người phụ nữ nắm giữ trái tim hoàng đế Pháp

Hải Thu

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét